Kết quả tìm kiếm cho "nhớ Tết quê"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1248
Ở quê tôi, nếp không chỉ là lương thực, mà là một phần ký ức. Từ nếp mà thành bánh tét, bánh ít, bánh tro... Cũng từ nếp mà có gói xôi, thứ quà sáng mộc mạc gắn bó với tuổi thơ của tôi và bao đứa trẻ nông thôn.
Là sự kiện văn hóa dân gian tồn tại trong đời sống tâm linh của người dân địa phương hơn 170 năm qua, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp (phường Nhà Bàng, TX. Tịnh Biên) luôn thu hút đông đảo du khách trong, ngoài tỉnh tham dự.
Ở An Giang, rất dễ nhìn thấy “chợ di động”. Chúng là những chiếc xe đẩy và xuồng ghe chở đầy ắp hàng hóa, đồ ăn rong ruổi khắp ngõ xóm, kênh rạch, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của người dân.
Hòa bình lập lại chưa bao lâu, biên giới Tây Nam của Tổ quốc lại chìm trong khói lửa bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa, diệt chủng của Pol Pot. Cuộc chiến lùi xa gần 50 năm, nhưng khí phách, tinh thần quật cường của Công an nhân dân (CAND) vũ trang An Giang (tiền thân của Bộ đội Biên phòng (BĐBP An Giang) vẫn rạng ngời lịch sử.
Là địa phương giáp biên với nước bạn Campuchia, phường Nhơn Hưng (TX. Tịnh Biên) khởi sắc về kinh tế - xã hội, bộ mặt đô thị ngày một khang trang. Đặc biệt, Nhơn Hưng cũng là một trong những “địa chỉ đỏ” của lòng yêu nước ở vùng Bảy Núi, trở thành niềm tự hào cho những ai sinh ra, lớn lên trên mảnh đất thành đồng này.
Giữa lòng xã Vĩnh Chánh (huyện Thoại Sơn), chùa Phước Ân không chỉ là một địa điểm tâm linh trang nghiêm, mà còn là nơi lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Nơi đây, người dân trong và ngoài địa phương đều biết đến hoạt động thiết thực, hướng đến sự sẻ chia và giúp đỡ cộng đồng. Và phía sau nghĩa cử cao đẹp ấy luôn có sự hiện diện tận tâm của đại đức Thích Quảng Huệ, vị trụ trì đầy tâm huyết của chùa Phước Ân.
Cả triệu người con ưu tú ngã xuống, biết bao người bị địch bắt, tra khảo, tù đày, để lại một phần cơ thể trong khói lửa chiến tranh, nhưng tất cả sẵn sàng hy sinh vì niềm tin “Bắc Nam sum họp.”
Ngày trước, rau nhút mọc rải rác theo bờ mương, lung, đìa. Mỗi khi đi làm đồng, nông dân chỉ cần với tay hái vài đọt mang về ăn, không cần mua. Giờ đây, loài cây thủy sinh này hiếm gặp mọc hoang trên đồng, được nông dân trồng trong ao/hầm, giúp bà con có thêm thu nhập khá.
Ngày nay, ở thành thị hay nông thôn, những chiếc xe bán kẹo kéo có những vòng quay số đơn sơ của ngày xưa đã vắng bóng. Thay vào đó là những thanh kẹo đóng gói sẵn được bán bởi những người hát rong và những đứa trẻ ngày nay cũng không mấy thiết tha với loại kẹo bình dị ấy nữa.
Làng nghề bó chổi cọng dừa Vĩnh Chánh (xã Vĩnh Chánh, huyện Thoại Sơn) đã trở thành biểu tượng của sự cần cù, sáng tạo và tinh thần đoàn kết của người dân địa phương. Hình thành từ những năm 1990, nghề truyền thống này không chỉ gìn giữ nét đẹp văn hóa đặc trưng, mà còn mang đến cuộc sống ổn định cho nhiều gia đình.
Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.
Để đạt lợi nhuận kinh tế cao từ con cá thát lát cườm (cá nàng hai) thương phẩm, ngư dân phải thức trắng đêm làm “mẹ bất đắc dĩ” chăm sóc đàn cá giống rất nhỏ chỉ bằng sợi chân nhang. Quá trình ương nuôi rất cực công, đòi hỏi ngư dân phải dày dạn kinh nghiệm và kỹ thuật thì mới có lãi.